CPL là gì? CPA là gì?

CPL là gì? CPA là gì?  – Đo lường là việc quan trọng trong quá trình đánh giá độ hiệu quả của một chiến dịch chiến dịch marketing hay công việc quảng cáo. Để đo lường, chúng ta có các tham số như CPL, CPI, CPM, CPC, CPA, ROAS..  Mội một tham số đều có những ưu nhược điểm riêng biệt mang tính đặc thù. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về CPL và CPA

1.CPL là gì

  • Định nghĩa : CPL ( Cost Per Lead) là chi phí phải trả cho 1 khách hàng được coi là tiềm năng trong tương lai. Khách hàng tiềm năng là những đối tượng sẵn sàng cung cấp các thông tin cá nhân hoặc liên hệ để thể hiện sự quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ đặc thù thông qua các kênh quảng cáo như facebook, google, event, chiến dịch sử dụng thử.
  • Mục tiêu : Tập trung vào việc thu thập dữ liệu, thông tin khách hàng.
  • Thời gian áp dụng: Giai đoạn đầu trong quá trình tiếp thị, quá trình tạo phễu.

Các tính CLP :  Ví dụ Doanh Nghiệp A muốn tính chỉ số CPL trong thời gian a ( thời gian a ở đây có thể là 1 tháng, 6 tháng, 1 năm.. ). Cụ thể là Ngân sách : 5.000.000 VND trong 1 tháng thu về được 1000 lead.

  • CPL = Ngân sách của toàn bộ chiến dịch : Tổng số kết quả lead thu được
  • Áp dụng CPL : 5.000.000 /1000 = 5.000
  • Vậy chi phí bỏ ra cho 1 lượt Lead thu được là 5.000 VND

2.CPA là gì ?

  • Định nghĩa : CPA được hiểu đơn giản là chi phải trả cho một hành động cụ thể của khách hàng như mua hàng, đăng kí, tải xuống….
  • Mục tiêu :  Tập trung chính vào việc thúc đẩy khách hàng đưa ra hành động, quyết định mua hàng đối với sản phẩm dịch vụ.
  • Thời gian áp dụng : Giai đoạn cuối trong quá trình tiếp thị, quá trình tạo phễu. Đây chính là giai đoạn then chốt để khách hàng xuống tiền cho sản phẩm dịch vụ.

Các tính CPA :  

CPA = Ngân sách của toàn bộ chiến dịch : Số lượng chuyển đổi

Lượt chuyển đổi của CPA có thể là

  • Số lượng chuyển đổi: Số lượng khách hàng thực hiện hành động mong muốn.
  • Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate): Tỷ lệ phần trăm khách truy cập thực hiện hành động mong muốn.
  • Tỷ lệ nhấp chuột (Click-Through Rate – CTR): Tỷ lệ phần trăm người dùng nhấp vào quảng cáo của bạn.
  • Chất lượng trang đích (Landing Page): Trải nghiệm người dùng trên trang đích ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi.
  • Nhắm mục tiêu quảng cáo: Độ chính xác của việc nhắm mục tiêu đối tượng khách hàng.

3.Ưu và nhược điểm của CPL

3.1 Ưu điểm

  • CPL có thể giúp tối ưu việc tậpt rung vào thông tin của khách hàng, người dùng có sự quan tâm đến sản phẩm dịch vụ chứ không phải lượt tiếp cận khách hàng thế nên có thể giúp việc chuyển đổi có khả năng cao hơn

3.2 Nhược điểm

  • Thông số CPL chỉ đo lường chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng, không phải chi phí cho mỗi lần mua, lần hành động đưa ra quyết định mua hàng. Chính vì thể mà việc đo lường chỉ dựa vào thông số này không thể hiện được doanh thu của sản phẩm và gặp nhiều khó khăn khi đánh giá hiệu quả của toàn bộ chiến dịch.
  • Hiệu quả của CPL phụ thuộc khá nhiều vào trang đính hoặc landing page, nếu trang đích hoặc landing page không hấp dẫn, cung cấp đầy đủ thông tin khiến khách hàng thích thú thì cũng không thể mang lại hiểu quả mà CPL lại cao.

4.Vai trò của CPL

  • Ngoài những ưu – nhược điểm của chỉ số CPL thì không thể phủ nhận rằng CPL có một vài trò khá quan trọng trong quá trình đánh ban đầu khi lead thu về một lượng data khách hàng tiềm năng. Việc này có thể hỗ trợ các hoạt động tiếp thị khác để tăng doanh thu, doanh số cũng như việc tối ưu hóa chi phí quảng cáo.

5.Những lĩnh vực thường xuyên sử dụng CPL

  • Những ngành nghề thường xuyên sử dụng chỉ số này trong việc quảng cáo tiếp thị như bất động sản, ý tế, giáo dục, mua – bán ô tô, xe máy …. Những ngành nghề có sản phẩm giá trị cao, đỏi hỏi sâu trong quá trình tự vấn, tiếp xúc khách hàng.